Saturday, November 03, 2007

Viêm mũi xoang dị ứng

http://www.suckhoe360.com/Benh-thuong-gap/Viem-xoang/viemmuixoangdiung.php
Viêm mũi xoang dị ứng
Ngày đăng: 11/03/2007
Bệnh dị ứng, trong đó có viêm mũi xoang, là một trong những bệnh gây tốn kém nhất cả về thời gian, chi phí điều trị lẫn hiệu suất lao động. Tỷ lệ mắc bệnh này tăng nhanh do môi trường ngày càng ô nhiễm.


Viêm mũi xoang dị ứng xuất hiện khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, thực phẩm (trứng, sữa, các loại hải sản...), thuốc, phấn hoa, sự thay đổi các yếu tố của môi trường (độ ẩm, nhiệt độ), tinh thần căng thẳng, nội tiết tố, vi khuẩn, virus... Bệnh biểu hiện bằng 2 hình thái: viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm.


Người bị viêm mũi dị ứng rất nhạy bén với các biến đổi trong mũi. Họ cảm thấy ngứa ngáy, buồn buồn trong mũi rồi hắt hơi hàng tràng, sau đó chảy nước mũi trong như nước mưa và bắt đầu ngạt tắc mũi. Bệnh nhân có cảm giác khó thở, nói giọng mũi và suy giảm khứu giác, có khi mất khứu giác.


Việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào tiền sử dị ứng của bệnh nhân cũng như gia đình họ. Ngoài ra, cần làm một số xét nghiệm như tìm tế bào ái toan trong dịch mũi, test thăm dò vùng ngoài ra như test lẩy da, test nội bì...


Về điều trị, chủ yếu là dự phòng bằng cách thay đổi môi trường sống nếu tìm được yếu tố dị nguyên (phương pháp này thường khó thực hiện), giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ. Nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể bằng các yếu tố vi khoáng chất, khí hậu liệu pháp, tắm suối nước nóng, châm cứu, tập thể dục thường xuyên... Có thể điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng histamin, corticoid toàn thân và tại chỗ...


Hiện đã có phương pháp điều trị đặc hiệu, đó là giải mẫn cảm. Bệnh nhân được đưa dị nguyên vào cơ thể với liều nhỏ và tăng dần để tạo kháng thể bao vây, thay đổi cách đáp ứng của cơ thể với dị nguyên và vì thế làm mất triệu chứng dị ứng. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 6 tháng đến 5 năm.


ThS Phạm Bích Đào, Sức Khỏe & Đời Sống

Món ăn - bài thuốc chống viêm mũi dị ứng

Món ăn - bài thuốc chống viêm mũi dị ứng
Thứ Sáu, 15/07/2005 - 3:24 PM
Theo y học cổ truyền, chứng viêm mũi dị ứng chủ yếu do gió độc gây nên khi sức đề kháng của cơ thể bị suy nhược. Ngoài việc dùng thuốc và châm cứu, có thể hỗ trợ cho quá trình trị liệu bằng cách sử dụng các món ăn - bài thuốc.




Sau đây là một số món dược thiện chữa viêm mũi dị ứng:


Bài 1: Thịt bò 90 g, tỏi tươi 60 g, rau thơm tươi 15 g, gạo tẻ 60 g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, tỏi bóc vỏ, đập giập, rau thơm thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, ninh thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi một lát, thêm rau thơm và gia vị, ăn nóng trong ngày.


Công dụng: Khu phong, trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể hàn thấp (chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, thường xuất hiện hoặc tăng lên khi gặp lạnh).


Trong món ăn này, tỏi giữ vị trí quan trọng nhất vì có vị cay ngọt, tính ấm, giúp khu phong, trừ hàn rất mạnh (rau thơm cũng có công dụng tương tự nhưng yếu hơn). Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, tỏi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus khá mạnh, cải thiện năng lực miễn dịch của cơ thể. Thịt bò và gạo tẻ bổ tỳ, ích vị, giúp cho cơ thể nâng cao sức đề kháng và tăng cường khả năng chống lạnh.


Bài 2: Đầu cá 2 cái (chừng 150 g), tân di 12 g, tế tân 3 g, bạch chỉ 12 g, gừng tươi 15 g. Đầu cá bỏ mang, làm sạch, tân di gói vào túi vải, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị; ăn đầu cá, uống nước canh trong ngày.


Công dụng: Khu phong, tán hàn, làm thông mũi. Dùng cho những người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể phong hàn (đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi nhiều, bệnh phát về mùa lạnh và gặp lạnh thì các chứng trạng nặng lên).


Trong bài thuốc trên, tân di vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tán hàn, giải quyết bệnh lý vùng đầu mặt và làm thông các lỗ tự nhiên, đặc biệt là mũi. Tế tân và bạch chỉ cũng có tác dụng tương tự. Đầu cá bổ trung, ích khí; gừng tươi trừ phong, tán hàn. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tân di và tế tân đều có khả năng chống dị ứng khá mạnh.


Bài 3: Tây dương sâm 15 g, ếch 2 con (chừng 150 g), bách bộ 30 g, ma hoàng 3 g. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch, bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng 2 giờ rồi cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.


Công dụng: Dưỡng phế âm, thông mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư (mũi khô, ngạt, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ).


Trong món ăn trên, tây dương sâm vị ngọt hơi đắng, tính mát, có công dụng dưỡng phế âm, tăng cường thể chất. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, việc dùng riêng tây dương sâm cho người có thể tạng âm hư bị viêm mũi dị ứng do phong nhiệt cũng có hiệu quả. Theo y học hiện đại, vị thuốc này giúp nâng cao năng lực thích ứng và khả năng miễn dịch. Bách bộ vị ngọt, tính hơi lạnh, giúp thanh nhuận phế âm, an thần; ma hoàng có khả năng chống dị ứng. Ếch vị ngọt, tính mát, có công dụng bổ tỳ, dưỡng phế, nâng cao thể chất.


Bài 4: Chim bồ câu 1 con (chừng 90 g), hoàng kỳ 60 g, tân di 9 g, bạch truật 9 g, đại táo 12 g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị còn lại rửa sạch, thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày.


Công dụng: Bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà xâm nhập (tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi).


Trong bài thuốc trên, hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung, ích khí, tăng cường thể chất. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoàng kỳ giúp nâng cao năng lực miễn dịch của tế bào. Tân di, gừng tươi phối hợp với hoàng kỳ có tác dụng chống dị ứng khá tốt. Bạch truật, đại táo và thịt chim bồ câu có công dụng bổ tỳ, ích khí, nâng cao thể chất.


Theo Sức Khỏe và Đời Sống

Trị viêm mũi - viêm xoang dị ứng bằng nghệ

Trị viêm mũi - viêm xoang dị ứng bằng nghệ



Tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn, hương liệu, hoá chất độc, phấn hoa, bụi không khí, khói thuốc… sẽ gây kích thích cho hàng rào niêm mạc mũi xoang và là nguyên nhân dẫn đến gia tăng bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng.



Biểu hiện của viêm mũi dị ứng



- Hắt hơi liên tục nhiều lần không dứt dẫn đến đỏ mũi, viêm tắc, chảy nước mũi, mệt mỏi, khó chịu, đau cơ bụng, ngực...



- Sổ mũi, nghẹt mũi, ứ đọng dịch đờm nhày trong xoang mũi, xoang trán...



- Ngứa mũi, khô mũi, cảm giác khó chịu ở mũi...



Hậu quả người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, đôi khi mất tự tin nơi công cộng, giảm chất lượng cuộc sống. Đó không chỉ là bệnh riêng của các tổ chức cơ quan mũi mà còn là hiện tượng dị ứng toàn thân biểu hiện tại mũi.



Đây là bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi và chiếm gần 30% dân số. Bệnh khó chữa vì một phần nguyên nhân phụ thuộc cơ địa mỗi người. Cho nên không có nguyên tắc điều trị cố định, mỗi bệnh nhân cần có cách điều trị riêng.



Tuy nhiên, lý tưởng nhất trong điều trị là làm cho mỗi bệnh nhân mất đi phản ứng quá mẫn cảm khi tiếp xúc với dị nguyên.



Nghệ vàng - Thuốc quý trong điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng



Nghệ vàng là một loại cây thuộc họ gừng. Qua nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học đã chứng minh được những thành phần trong tinh dầu nghệ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người như:



- Có hoạt tính chống viêm cấp tính và mãn tính.



- Chống loét dạ dày và loạn tiêu hoá do có chứa Curcumine giúp dự phòng và cải thiện những thương tổn ở dạ dày do kích thích sản sinh chất nhày.



- Tác dụng kháng khuẩn, kích thích tái tạo các tổ chức bị tổn thương và liền sẹo.



Từ những tác dụng trên nghệ vàng đã được sử dụng vào việc điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng: Thành phần Curcumine trong tinh dầu nghệ tươi sẽ giúp hồi phục vùng niêm mạc bị thương, đồng thời tăng khả năng chống đỡ với những yếu tố dị nguyên gây bệnh hay chính là làm cho cơ thể mất đi phản ứng quá nhạy cảm khi tiếp xúc với những dị nguyên.



Bởi như chúng ta đã biết, viêm mũi dị ứng, viêm xoang là biểu hiện của hiện tượng niêm mạc xoang trong bộ máy hô hấp bị viêm hay tổn thương do tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố độc hại trong môi trường (hay còn gọi là những dị nguyên).



Xuất phát từ những nhận định trên, công ty cổ phần Sao Thái Dương đã thành công trong đề tài nghiên cứu chế tạo sản phẩm Thuốc xịt mũi Thái Dương - liệu pháp viêm mũi - viêm xoang dị ứng mới có nguồn gốc thảo dược (nghệ tươi) với các thành phần Camphol và Menthol được sử dụng trong thuốc sẽ kích thích khả năng hấp thu thành phần Curcumine nhanh hơn.



Cảm giác khó chịu do viêm mũi, viêm xoang sẽ nhanh chóng được khắc phục, đem lại sự dễ chịu cho người bệnh ngay sau khi xịt thuốc đồng thời thuốc còn có tác dụng kéo dài, hạn chế tái phát.



Sản phẩm hiện có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc

Mọi thông tin về sản phẩm xin liên hệ:

Công ty Cổ phần Sao Thái Dương

Địa chỉ: 92 - Vĩnh Hưng – Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại: (04) 6444219

Giảm nỗi lo viêm xoang - viêm mũi dị ứng

Giảm nỗi lo viêm xoang - viêm mũi dị ứng



(Dân trí) - Thời điểm chuyển mùa cũng là lúc bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng được dịp hoành hành, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Những hiểu biết nhất định về bệnh sẽ giúp bạn giảm bớt những phiền toái do bệnh gây ra.


Bạn biết gì về bệnh?



Các triệu trứng điển hình:



- Hắt hơi liên tục nhất là buổi sáng và khi thay đổi thời tiết



- Nghẹt mũi, tắc mũi kéo dài



- Không phân biệt rõ các mùi



- Nhức đầu vùng xoang trán, giữa hai lông mày



- Sổ mũi, chảy nước mũi trong sau tiến triển thành nhày, đặc, hôi



- Đờm chảy xuống họng gây ngứa họng và kích thích ho, có thể sốt nhẹ.



- Khám lâm sàng thấy ấn đau các điểm xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước.



- Chụp X quang xoang (Bondeau- Hirtz) thấy hình ảnh mờ đục các xoang hàm, trán, sàng trước. Hậu quả người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, đôi khi mất tự tin nơi công cộng, giảm chất lượng cuộc sống…



Viêm mũi dị ứng không chỉ là bệnh riêng của các tổ chức cơ quan mũi mà còn là hiện tượng dị ứng toàn thân biểu hiện tại mũi.



Viêm mũi dị ứng xuất hiện khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, thuốc, phấn hoa, thức ăn, một số thuốc kháng sinh, sự thay đổi các yếu tố của môi trường (độ ẩm, nhiệt độ, biến đổi khí hậu, chuyển mùa), vi khuẩn, virus...



Một nguyên nhân khá quan trọng mà ít được nhắc tới đó là thói quen sinh hoạt: uống rượu bia nhiều, giữ ấm cơ thể không hợp lý, tắm nước lạnh khi cơ thể đang có nhiều mồ hôi...



Những lưu ý để phòng ngừa



- Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm. Tránh những nơi không khí ô nhiễm, tránh ăn các thức ăn đã có tiền sử dị ứng.



- Chú ý điều tiết sinh hoạt ăn uống điều độ, giữ ấm cơ thể hợp lý, không tắm lạnh khi người đang có mồ hôi.



- Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.



- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng... để tránh bị viêm xoang mãn tính.



- Tránh lạm dụng thuốc đặc biệt kháng sinh, corticoid, aspirin,...



Điều trị như thế nào?



Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Nhưng không phải ai cũng chọn đúng thuốc và cũng không phải thuốc nào cũng phù hợp. Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang chính là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh ngày càng tăng nặng.



Bạn có thể theo cách của dân gian: mua một ít lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn.



Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: Khi bị viêm xoang nên rửa từng bên mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát đủ rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên và cũng làm tương tự.



Doctor xoang: Liệu pháp trị viêm mũi, viêm xoang có nguồn gốc từ thảo dược.

Từ lâu dân gian đã biết sử dụng nghệ để chữa bệnh. Vì nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm. Trong nghệ lại có hoạt chất chống viêm, hoạt huyết, tái tạo tế bào niêm mạc đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu cuả thế giới.



Kết hợp sử dụng cây nghệ cổ truyền dưới dạng chiết xuất, đóng chai khí dung hiện đại, công ty cổ phần Sao Thái Dương đã nghiên cứu và giới thiệu ra thị trường một loại sản phẩm mới: Doctor xoang.



Doctor xoang là một sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, chủ yếu được chiết xuất từ nghệ tươi, có tác dụng chữa trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang rất hiệu quả. Doctor xoang đem lại hiệu quả nhanh và hạn chế tái phát với cả những người mắc bệnh mãn tính nhiều năm.



Doctor xoang có tác dụng nâng cao sức khoẻ của niêm mạc mũi với các kích thích, do đó điều trị và phòng ngừa triệt để phản ứng dị ứng tại niêm mạc mũi, xoang. Ngoài ra tác dụng giảm phù nề, giảm ngạt mũi, giảm viêm tức thời, giúp đào thải nhanh ra ngoài các chất bị hoạt tử và ứ đọng trong khoang mũi do đó tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang.



Sản phẩm có thể dùng dài ngày như một liệu pháp thân thiện, không gây ra các tác dụng phụ phì đại niêm mạc hay lệ thuộc thuốc như khi sử dụng các thuốc hoá chất tân dược mà ngược lại niêm mạc mũi, xoang ngày càng khoẻ mạnh hơn, giúp nâng cao chất lượng sống của bạn.



Ngoài ra, cấu trúc gấp khúc đặc biệt của đầu xịt Doctor Xoang giúp bạn có thể xịt ở mọi tư thế, ngay cả khi đang nằm, cho cảm giác êm dịu hơn so với các đầu xịt thông thường đem lại cho bạn sự thoải mái, tự tin và dễ chịu.



P

Bệnh viêm mũi dị ứng và hen phế quản tăng nhanh

Bệnh viêm mũi dị ứng và hen phế quản tăng nhanh


Các giường bệnh tại khoa Dị ứng - BV Bạch Mai đều chật kín bệnh nhân.
(Dân trí) - “Vào mùa đông - xuân, số người phải nhập viện vì hen phế quản tăng lên khoảng ¾ so với các mùa khác. Đặc biệt, tình trạng bệnh của những người có tiền sử viêm mũi dị ứng và hen phế quản cũng nặng hơn trong thời tiết lạnh”.


Bác sĩ Đỗ Trương Thanh Lan, Khoa Dị ứng, bệnh viện Bạch Mai đã cho biết như vậy.



Thời tiết lạnh làm bệnh nặng hơn



Phòng khám bệnh viện Bạch Mai mấy ngày gần đây, dù thời tiết đã ấm hơn nhưng số bệnh nhân đến khám vì viêm mũi dị ứng và hen phế quản không ngừng tăng lên.



Lý giải tình trạng này, bác sĩ Lan cho biết, đó là do sự bất ổn của thời tiết, ngày thì nắng ấm nhưng nửa đêm về sáng nhiệt độ lại xuống thấp và có sương nên rất lạnh. Sự thay đổi thời tiết đột ngột như vậy khiến nhiều người có tiền sử hen rất dễ bị lên cơn co thắt khó thở và phải nhập viện cấp cứu. Nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể bị tử vong



Tại phòng điều trị nội trú khoa Dị ứng, trong tổng số 60 bệnh nhân, có tới 1/3 số bệnh nhân bị hen phế quản. Theo bác sĩ Lan, những người bị bệnh viêm mũi dị ứng cũng phải đề phòng nguy cơ bị chuyển sang thể hen. Bởi có khá nhiều bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng ở thể nặng đã chuyển thành hen phế quản và phải nhập viện điều trị.



Thông thường, người bị viêm mũi dị ứng ít khi phải nằm viện điều trị, nhưng khi bị viêm mũi dị ứng mà có các yếu tố: gia đình có tiền sử hen, hay phải tiếp xúc môi trường bụi, khói thuốc… rất có nguy cơ chuyển thành hen.



Muốn điều trị bệnh mũi dị ứng cũng phải dùng thuốc xịt đều đặn. “Có thể dùng thuốc xịt Flixonase ngày hai lần để điều trị triệu chứng của viêm mũi dị ứng và giảm thiểu nguy cơ chuyển sang hen phế quản” - bác sĩ Lan khuyên.



Hen phế quản là loại bệnh có thể xảy ra quanh năm, do từng cơ địa mà có người bị vào mùa hè, người bị vào mùa đông - xuân, mùa thu, nhưng ở những mùa khác thì tỷ lệ người bị hen phế quản ít hơn mùa đông xuân, chỉ chiếm khoảng ¼ số bệnh nhân. Nguyên nhân căn bản là do vào mùa đông - xuân, ngoài yếu tố thời tiết thì cũng là mùa phấn hoa phát tán mạnh làm tăng nguy cơ lên cơn hen.



Kiểm soát cơn hen




Bác sĩ Thanh Lan


Hen không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát cơn hen triệt để. Nhờ chương trình quản lý hen trong cộng đồng, hướng dẫn bệnh nhân khống chế cơn hen mà mấy năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân hen phải nhập viện ít hơn rất nhiều so với 5 - 7 năm trở về trước.



Để khống chế cơn hen, về cơ bản vẫn là dùng thuốc xịt, nhưng người bệnh cũng có thể kết hợp chế độ luyện tập nhịp thở bằng cách tham gia lớp khí công, tập thở… để biết cách thở. Thế nhưng, khi lên cơn hen bắt buộc phải dùng thuốc, nếu không những cơn co thắt sẽ làm nhịp thở người bệnh tăng lên, khó thở, thiếu ô xy dẫn đến dối loạn ý thức, hôn mê, suy hô hấp và có thể bị tử vong.



Dự phòng cơn hen như thế nào?



Muốn dự phòng bệnh viêm mũi dị ứng và dự phòng cơn hen buộc phải dùng thuốc điều trị. Bác sĩ Lan cho biết, người bị hai bệnh này nên xịt thuốc đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối vào những giai đoạn có triệu chứng của bệnh.



Đồng thời, người bị viêm mũi dị ứng, bị hen cần tránh xa các yếu tố khởi phát cơn hen: Tránh bụi, tránh tiếp xúc với mùi sơn, hoá chất tẩy rửa, nấu thức ăn có mùi đặc biệt. Hạn chế đốt hương, dùng bếp than, bếp củi, không hút thuốc lá. Người bị viêm mũi dị ứng, hen cũng không nên tiếp xúc với chó, mèo, thú nhồi bông.



Theo ước tính: 5% dân số nước ta bị hen, tương đương 4 triệu người. Dấu hiệu quan trọng nhất của người bị hen là khó thở, thở nông hơn, cảm thấy nặng ngực và kèm theo là những cơn ho khan hoặc chỉ có một lượng đờm nhỏ. Người bệnh hay mệt mỏi, chán ăn, không muốn làm việc nặng.



Với các dấu hiệu nguy hiểm sau, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay: Nói năng khó nhọc từng từ; tím tái môi, đầu chi, vã mồ hôi; cánh mũi phập phồng liên hồi; co kéo xung quanh những xương sườn và cổ khi thở; nhịp tim hoặch mạch nhanh hơn 120 lần/phút; đi lại khó khăn.




Hồng Hải

Món ăn cho người viêm phế quản mạn tính

Món ăn cho người viêm phế quản mạn tính


Ảnh: Bearsystems
Vịt 1 con làm sạch, ướp với 2 thìa rượu vang và gia vị; lấy 10-15 g nhân sâm thái vụn cho vào trong bụng vịt. Tất cả đem hầm nhừ, chia ăn trong vài ngày. Món này giúp làm khỏe tim phổi, bổ máu, làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Khi bị viêm phế quản mãn tính, bệnh nhân thường chỉ chú ý vào việc dùng thuốc mà ít lưu tâm đến vấn đề ăn uống, đặc biệt là việc sử dụng các thực phẩm có giá trị hỗ trợ phòng chữa bệnh.

Y học cổ truyền đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm về vấn đề này:

Phổi lợn 1 cái, tang bạch bì 30 g, hạnh nhân 30 g, gia vị vừa đủ. Phổi lợn làm sạch thái miếng, đem hầm nhừ cùng với tang bạch bì và hạnh nhân, chế thêm gia vị, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ. Dùng cho người bị viêm phế quản mãn tính trong thời kỳ tiến triển có sốt, ho nhiều, khạc đờm có mủ.

Lá dâu 10 g, hạnh nhân 10 g, sa sâm 5 g, bối mẫu 3 g, vỏ quả lê 15 g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, pha thêm 10 g đường phèn, uống thay trà trong ngày.
Dùng thích hợp cho người bị viêm phế quản mãn thời kỳ tiến triển.

Gà mái 1 con (nặng chừng 1 kg), hoàng kỳ sao mật 50 g, phòng phong 10 g, phụ tử chế 10 g, ma hoàng sao mật 10 g. Gà làm sạch, các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi nhét vào bụng gà. Tất cả đem hấp cách thủy trong 4 giờ, sau đó bỏ bã thuốc, chia ăn trong 3-4 ngày. Công dụng: Bổ thận ích phế, nâng cao sức đề kháng và năng lực chống rét, dự phòng tích cực các đợt tái phát của bệnh. Mỗi tháng nên làm 1-2 lần. Bài thuốc này cần có sự hướng dẫn chu đáo của thầy thuốc chuyên khoa vì phụ tử là vị thuốc có độc, nếu bào chế không đúng cách và dùng đúng liều lượng sẽ rất nguy hiểm.

Đông trùng hạ thảo 10-15 g, nhau thai nửa cái. Nhau thai làm sạch, thái miếng rồi đem hấp cách thủy cùng đông trùng hạ thảo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, ích phế tư thận, dùng thích hợp cho người bệnh trong giai đoạn ổn định.

Những món ăn nêu trên nhìn chung đều khá đơn giản, dễ kiếm, dễ làm và dễ dùng. Vấn đề cốt yếu là phải lựa chọn cho đúng thể bệnh và kiên trì khi sử dụng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Viêm mũi dị ứng có thể chữa bằng Đông y

Viêm mũi dị ứng có thể chữa bằng Đông y


Ké đầu ngựa hiệu quả với chứng viêm mũi dị ứng (Ảnh: Nature).
Chứng viêm mũi dị ứng rất hay tái phát, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Để chữa bệnh này, Đông y phối hợp dùng thuốc với châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập khí công dưỡng sinh.

Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ, thường thấy nhiều hơn ở thanh thiếu niên. Tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng trong cộng đồng là 6,3%.

Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng phát sinh do 2 nguyên nhân : công năng tạng phủ (chủ yếu là phế, tỳ, thận) bị rối loạn; bị phong hàn, tà khí xâm nhập. Hai yếu tố này có thể phối hợp với nhau, khiến phế khí hư nhược, sức đề kháng giảm sút, dễ sinh bệnh.

Các biểu hiện của viêm mũi dị ứng rất dễ nhận thấy:

Ngứa mũi và hắt hơi: Thường mỗi sáng thức dậy, bệnh nhân gặp lạnh hoặc hít phải dị nguyên nên đột nhiên thấy ngứa trong mũi, sau đó là hắt hơi liên tục vài ba lần, thậm chí 10 lần hoặc hơn, kèm theo tình trạng ngứa và chảy nước mắt, đau rát họng.

Tắc mũi: Thường là tắc cả hai bên, tắc liên tục, nặng nhẹ không đều nhau, khi nằm tình trạng tắc mũi tăng lên.

Chảy nước mũi: Thường là nước mũi trong, nếu kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn thì nước mũi đặc, dính và đục.

Giảm khứu giác: Chủ yếu do niêm mạc mũi viêm phù nề.

Thời kỳ tái phát có thể kèm theo các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, đau đầu... hoặc các biểu hiện của tình trạng dị ứng như nổi mày đay, ho và khó thở do co thắt phế quản.

Nguyên tắc điều trị của Đông y là phải đảm bảo tính toàn diện, nghĩa là ngoài việc dùng thuốc phải đồng thời sử dụng nhiều biện pháp, trong đó dùng thuốc là quan trọng nhất. Thuốc chữa viêm mũi dị ứng được dùng theo 2 hướng: biện chứng luận trị và biện bệnh thi trị.

Biện bệnh thi trị: Dựa trên cơ chế bệnh sinh mà xây dựng một phác đồ, một bài thuốc chung cho nhiều thể bệnh. Có thể dùng các phương thuốc dân gian, các bài thuốc tự chế hoặc các đông dược thành phẩm sản xuất theo bài thuốc có sẵn như Tỵ viêm ninh, Tỵ thông hoàn, Đô lương hoàn. Các loại thuốc này hầu hết là do Trung Quốc nghiên cứu và sản xuất. Trong nước, các đông dược thành phẩm có công dụng trị viêm mũi dị ứng còn hiếm hoi, gần đây có viên nang Fitôrhi-f của công ty dược phẩm Fito Pharma. Sản phẩm này được sản xuất dựa trên bài thuốc cổ Thương nhĩ tử tán (gồm bạch chỉ, bạc hà, tân di và ké đầu ngựa); dùng cho các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang cấp và mạn tính nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống phù nề và giảm đau.

Biện chứng luận trị: Dựa trên chứng trạng và thể bệnh cụ thể mà lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc phù hợp. Trong đó, bài thuốc cổ Thương nhĩ tử tán của Trung Quốc phù hợp với hầu hết các thể bệnh, tùy từng trường hợp có thể kết hợp với bài thuốc khác.

Viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi hẳn, nhưng việc dùng thuốc hợp lý và tránh các yếu tố thuận lợi khởi phát bệnh (bụi bẩn, gió lạnh...) sẽ giúp giảm triệu chứng và làm bệnh nhân dễ chịu hơn.

Ths. Hoàng Khánh Toàn, Bệnh viện 108